1. Chỉ số Fear & Greed trong tiền điện tử là gì?
Fear & Greed Index (Chỉ số sợ hãi và tham lam) là một trong những chỉ báo giúp nhận biết được tâm lý thị trường đang sợ hãi hay tham lam. Chỉ số này bắt nguồn từ một câu nói nổi tiếng tại phố Wall: "Thị trường tài chính được thúc đẩy bởi nỗi sợ và lòng tham".
Chỉ số này chạy trên thang giá trị:
0-24: Sợ hãi cực độ
25-49: Sợ hãi
50-74: Tham lam
75-100: Tham lam cực độ
Chỉ số Sợ hãi là gì?
Khi giá trị chỉ số nghiêng về vùng sợ hãi, điều này phản ánh cơ hội mua. Đây là lúc nỗi sợ chi phối thị trường, mọi người sợ mua, sợ tiền mất giá, dẫn đến việc bán tháo và giảm giá tiền điện tử.
Chỉ số Tham lam là gì?
Mặt khác, khi chỉ số nghiêng sang vùng tham lam, điều này báo hiệu cơ hội bán. Vì giá tăng nhanh trong thời điểm lòng tham nổi lên, nó có thể đảo chiều và giảm nhanh chóng.
2. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam được tính như thế nào?
Các tín hiệu Chỉ số Sợ hãi và Tham lam bao gồm các xu hướng tìm kiếm của Google, các cuộc khảo sát, động lực thị trường, ưu thế thị trường, truyền thông xã hội và sự biến động của thị trường.
Để xác định mức độ tham lam trên thị trường, hãy kiểm tra các cụm từ được tìm kiếm nhiều trên Google. Ví dụ: nhiều lượt tìm kiếm liên quan đến Bitcoin có thể phản ánh lòng tham của các nhà đầu tư đang dâng cao. Yếu tố này chiếm 10% giá trị chỉ số. Lượt tìm kiếm trên Google về Bitcoin có tương quan với sự biến động mạnh về giá của đồng tiền này.
Phép tính xác định chỉ số Sợ hãi và Tham lam còn dựa trên những cuộc khảo sát, chiếm 15% giá trị chỉ số. Động lượng thị trường đề cập đến khả năng thị trường có thể duy trì xu hướng giá dài hạn, đại diện cho 25% giá trị chỉ số.
Ưu thế thị trường chiếm 10% giá trị. Ví dụ, ưu thế của Bitcoin càng lớn thì càng lấn át altcoin. Tỷ lệ ưu thế BTC Dominance sẽ tăng khi người dùng tin rằng một đợt tăng giá sắp xảy ra. Điều này này sẽ kích động, khiến người nắm giữ altcoin chuyển mối quan tâm sang Bitcoin.
Không có gì lạ khi mạng xã hội chiếm 15% giá trị chỉ số vì tầm ảnh hưởng của nó trong cuộc sống của chúng ta. Các yếu tố như hashtag, mức độ tương tác,...
25% của chỉ số là sự biến động của thị trường. Mức độ biến động được xác định qua việc so sánh giá hiện tại của tiền điện tử với giá trong 30–90 ngày trước đó và được dùng như một chỉ báo sợ hãi.
3. Hướng dẫn giao dịch dựa trên chỉ số Fear & Greed
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam được sử dụng như một chỉ báo hàng ngày nhiều hơn là một công cụ để giao dịch dài hạn. Sử dụng chỉ số này để dự đoán xu hướng sẽ giúp bạn đầu tư vào tiền điện tử một cách khôn ngoan. Ví dụ, khi chỉ số thấp, giá tiền điện tử giảm và có thể sẽ tăng trong tương lai. Mặt khác, khi chỉ số cao, giá tiền điện tử sẽ sớm giảm và đó là thời điểm tốt để mua. Khi chỉ số đi vào vùng sợ hãi tột độ, nó có xu hướng đảo chiều. Đây là thời điểm nỗi sợ hãi manh nha trở thành lòng tham.
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam hỗ trợ theo dõi những thay đổi trong tâm lý thị trường. Ví dụ, bạn có thể tận dụng các biến động lớn để tham gia hoặc rút lui trước phần còn lại của thị trường.
Chỉ số này không có hiệu quả cao trong việc phân tích thị trường tiền điện tử dài hạn. Có những vòng sợ hãi và tham lam lặp đi lặp lại trong một thị trường tăng hoặc giảm dài hạn. Tuy nhiên, các swing trader sẽ được hưởng lợi từ chuyển động thị trường này, nắm bắt các xu hướng biến động giá đáng chú ý.
4. Chỉ số Fear & Greed cung cấp thông tin đáng tin cậy về giá trị tương lai của tiền điện tử?
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam chỉ đưa ra đánh giá về tâm lý của nhà đầu tư, các phân tích căn bản và kỹ thuật không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của những người tham gia thị trường và do đó trở thành phương pháp được ưa thích để dự đoán chuyển động của thị trường.
Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn và nghiên cứu thị trường dựa trên Chỉ số Sợ hãi và Tham lam, bạn có thể bỏ lỡ các đợt tăng giá đáng kể. Mặt khác, chỉ số dường như hữu ích đối với nhà đầu tư trong ngày hoặc ngắn hạn.
Nếu bạn giao dịch trong ngày dựa vào chỉ số này, nên lưu ý rằng mọi thu nhập từ giao dịch tiền điện tử đều phải chịu thuế lãi vốn (ngắn hạn). Nếu bạn là một trader cơ bản và bạn muốn sử dụng Chỉ số Sợ hãi và Tham lam để định hướng các quyết định đầu tư, bạn có thể bị mất tiền vì nó phù hợp với các trader kỹ thuật.
Mặc dù Chỉ số Sợ hãi và Tham lam cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái của thị trường tiền điện tử tại một thời điểm, trader hoặc nhà đầu tư cá nhân nên nghiên cứu những công cụ phù hợp cho mục tiêu đầu tư của họ.
5. Làm thế nào để cân bằng lòng tham và nỗi sợ hãi, trở thành một trader thành công?
Giảm quy mô giao dịch, lập kế hoạch giao dịch, ghi nhật ký giao dịch và học hỏi từ những người khác sẽ giúp bạn tránh bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi hoặc lòng tham cực độ.
Biến động giá ít được chú ý hơn đối với các giao dịch nổi bật (hoặc giao dịch lớn), điều này làm cho các giao dịch lớn trở nên căng thẳng và khó nắm bắt hơn. Do đó, điều quan trọng là phải giảm bớt quy mô giao dịch để cân bằng cảm xúc, đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác.
Có một kế hoạch giao dịch rõ ràng là con đường để thành công. Nếu không có kế hoạch, nhà đầu tư có thể có nguy cơ mất tiền do tận dụng quá mức danh mục đầu tư tiền điện tử của họ.
Ghi lại nhật ký giao dịch để hiểu những gì đang có lợi hoặc ngược lại, giúp các trader đưa ra quyết định hợp lý, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Tất nhiên, việc luyện tập sẽ khiến bạn trở nên hoàn thiện hơn. Điều cần thiết là phân tích các hoạt động giao dịch được ghi lại trong nhật ký để cải thiện. Giữ một cái đầu lạnh nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch thành công.
Học hỏi từ các đồng nghiệp hoặc các nhà đầu tư thành công như Warren Buffet, nhưng hãy ránh “chiến lược hearding” vì nó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn và bạn có thể mất tiền.
Bạn cũng có thể đọc báo cáo từ các nguồn tin cậy như Coinbase hoặc PayPal để nâng cao kiến thức về thị trường. Coinbase thường xuyên đưa ra ảnh báo về việc giảm giá hoặc tăng giá, có thể hỗ trợ bạn trong các quyết định đầu tư.
Theo CoinTelegraph, CoinDesk