Blockchain Platform là gì?
Blockchain platform là nền tảng cốt lõi để phát triển các dApp dựa trên blockchain, có thể riêng tư hoặc công khai. Ethereum, Hyperledger, Polygon, Solana, Polkadot, Cardano, Binance Smart Chain...là một số blockchain platform, tạo điều kiện xây dựng, phát triển và lưu trữ các ứng dụng trên blockchain.
Có nhiều loại blockchain platform đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Mỗi blockchain platform lại có smartcontract (hợp đồng thông minh) riêng. Các nhà phát triển viết mã cho hợp đồng thông minh để tạo ra một hệ thống tự quản có thể thực thi các hoạt động của blockchain một cách tự động mà không cần bên thứ ba. Mỗi blockchain platform có cơ chế đồng thuận khác nhau, phổ biến nhất là proof-of-work (PoW) và proof-of-stake (PoS).
Đối tượng tương tác với blockchain platform là các nhà phát triển protocol và dAapp. Họ lấy platform làm nền móng để xây dựng ứng dụng của mình trong một môi trường minh bạch, phi tập trung, bảo mật cao.
Đặc điểm của Blockchain Platform
Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng của Blockchain chính là tốc độ thực hiện giao dịch mà Blockchain Platform đó có thể đáp ứng được và có đơn vị là TPS (số giao dịch/giây).
Ví dụ:
- Bitcoin có thể xử lý khoảng 7 TPS (giao dịch mỗi giây).
- Ethereum (mạng lưới đang dành được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay với sự hỗ trợ cho các smart contract), có thể xử lý 20 TPS.
- Stellar, một nền tảng thanh toán, xử lý tới 1,000 TPS.
- Và còn rất nhiều gương mặt mới nhưng mang trong mình khả năng mở rộng rất ấn tượng như blockchain Solana (65,000 TPS), Avalanche (4,500 TPS),...
Fact: Visa đang xử lý trung bình 1,500 giao dịch/giây.
Khi đánh giá một blockchain platform, chúng ta phải nhìn xem khả năng xử lý giao dịch có thể đáp ứng nhu cầu của dự án hay không.
Ví dụ: Một dự án phát triển phần mềm thanh toán dựa trên công nghệ blockchain sẽ cần TPS lớn hơn 7. Nhưng có những ứng dụng không cần phải xử lý quá nhiều giao dịch như hệ thống quản lý dữ liệu trong phạm vi nào đó, có thể không cần một tỉ lệ TPS quá cao.
Khả năng mở rộng là một trong những vấn đề nan giải của công nghệ blockchain và cần phải được chú ý. Nói một cách ngắn gọn, khi nhắc tới khả năng mở rộng của blockchain có ba yếu tố mà anh em cần quan tâm đó là: Tốc độ, độ bảo mật, tính phi tập trung.
Với hầu hết các blockchain nếu như đáp ứng được hai yếu tố thì yếu tố còn lại sẽ không được tốt. Vì vậy phát triển nền tảng để đáp ứng được tất cả sẽ là mục tiêu mà các blockchain hướng tới trong tương lai.
Tính thích ứng và chức năng
Trong khi các blockchain platform cùng dựa trên một nguyên lý chung, tính năng mà chúng mang lại có thể khác biệt rất lớn.
Ví dụ: Ethereum và Ripple đều là công nghệ blockchain nhưng chúng lại được sử dụng với những mục đích khác biệt hoàn toàn.
- Ethereum là smart contract platform với mục đích sử dụng như thỏa thuận giữa hai bên.
- Ripple là công nghệ giao dịch tiền tệ với mục tiêu biến việc thực hiện những giao dịch xuyên biên giới dễ dàng với mức giá hợp lý.
Một điều cũng rất quan trọng là đánh giá về mức độ thích ứng và độ hỗ trợ cộng đồng cho những blockchain này. Mức độ thích ứng là tỉ lệ ứng dụng thực tế mà công nghệ blockchain đó mang lại.
Chọn một công nghệ có độ thích ứng cao sẽ là quyết định đúng đắn hơn nhiều so với việc lựa chọn công nghệ có độ thích ứng thấp. Lí do đơn giản là những công nghệ blockchain mang tính ứng dụng cao tất nhiên sẽ nhận được nhiều sự chú ý, cập nhật và phát triển trong các năm tiếp theo.
Ngoài ra hiệu ứng cộng đồng là một điều rất quan trọng. Ethereum không phải là blockchain platform với khả năng mở rộng tốt nhất, nhưng đó là platform có nhiều người sử dụng nhất, số lượng Dapp được xây dựng nhiều nhất, lượng giao dịch, lượng tiền lưu thông lớn nhất,... tất cả giúp Ethereum giữ vững chỗ đứng của mình mặc dù có hàng tá đối thủ tiềm năng ngoài kia.
Ngoài ra rất nhiều blockchain platform mã nguồn mở đang hoàn toàn hoặc phụ thuộc một phần vào cộng đồng để xác định, sửa lỗi và bảo mật hệ thống.
Bảo mật
Đây là một yếu tố quan trọng đối với nhiều người, nhất là khi công ty hoặc tổ chức đó phải làm việc với nhiều thông tin yêu cầu độ bảo mật cao.
Để đảm bảo việc không có sự rò rỉ thông tin, anh em nên lựa chọn một platform với lịch sử giao dịch rõ ràng và được cộng đồng tin dùng vì độ bảo mật.
Các platform nổi tiếng với nhiều người dùng như Bitcoin, Ethereum, EOS, NEO đều là những sự lựa chọn không tồi với lịch sử giao dịch rõ ràng.
Riêng tư hay mang tính cộng đồng
Một mạng lưới cộng đồng sẽ cho phép bất kỳ ai truy cập và tham gia bên trong mạng lưới. Bitcoin chính là cái tên nổi tiếng nhất về mạng lưới blockchain mở. Mọi người đều có thể thực hiện và xác minh giao dịch trên mạng lưới.
Một blockchain tư sẽ cần cấp phép bởi người tạo ra mạng lưới để truy cập. Anh em nên tìm hiểu kỹ đối tượng sẽ tham gia mạng lưới và đưa ra đánh giá cho mình.
Phân loại Blockchain Platform
Có nhiều cách để phân loại Blockchain, nhưng phổ biến nhất là việc dựa vào Smart Contract (hợp đồng thông minh) hoặc cách thức hoạt động.
- Smart Contract: Blockchain có thể có Smart Contract hoặc không. Nếu có, Blockchain sẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng ở trên, và tạo thành hệ sinh thái. Ví dụ như Ethereum, Solana, Terra,...
- Cách thức hoạt động: Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) là hai cách phổ biến nhất, ngoài ra còn có Proof of History, Proof of Concept, Proof of Authority,...
Các cơ chế hoạt động của Blockchain Platform. Nguồn: Developcoins
Ứng dụng của Blockchain Platform trong thực tế
Nhờ tính ưu việt của mình các Blockchain Platform đã được tích hợp vào nhiều mặt cuộc sống như FinTech, AI, Crypto, Internet vạn vật (IoT), phần mềm bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe,... Một ví dụ gần gũi nhất là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ở Việt Nam đã áp dụng Tomochain để lưu trữ văn bằng quốc gia.
Ngoài ra, Blockchain giúp người dùng chuyển tiền nhanh hơn, không bị kiểm soát bởi bên thứ ba. Thực tế, khi anh em gửi tiền qua lại giữa các ngân hàng, tiền sẽ không chuyển ngay, mà phải được rà soát bởi ngân hàng, nhưng số dư thì có thể được cộng ngay dựa trên những dữ liệu đang có.
Nhưng với Blockchain, không ai có thể ngăn cấm giới hạn việc chuyển tài sản của anh em. Điều này được thấy rõ nhất không chỉ chuyển tiền trong nước, mà còn xuyên biên giới. Hãy thử tưởng tượng, vì một lý do không rõ, tài khoản ngân hàng của anh em bị đóng băng tạm thời, thì không thể gửi tiền được. Nhưng điều này không thể xảy ra với Blockchain.
Ngoài ra, phí chuyển tiền cũng là một vấn đề đáng quan tâm nếu anh em chuyển tiền sang nước ngoài. Giả sử anh em muốn chuyển 100,000 VNĐ từ Việt Nam sang Mỹ, sẽ phải tốn rất nhiều phí. Trong khi với phí giao dịch của Solana (chỉ vài trăm đồng), thì cực kì tiện lợi để gửi tài sản với trị giá tương đương, sau đó đầu bên kia có thể bán trên sàn để đổi sang tiền USD.
Tổng kết
Công nghệ blockchain đã khiến cộng đồng dậy sóng. Với khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian, một điều gần như chắc chắn rằng trong tương blockchain sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn nữa với mọi mặt của đời sống.
Và với anh em những người có ý định đầu tư hoặc phát triển một dự án, hay mong muốn tự xây dựng một blockchain riêng. Việc hiểu rõ những yếu tố tác động đến platform là một việc cần thiết để đưa ra những quyết định chính xác phục vụ cho bản thân mình.