Tổng doanh thu NFT từ trước tới nay trên Solana đạt 1,6 tỷ USD.
Theo dữ liệu từ CryptoSlam tổng doanh thu NFT 1,6 tỷ USD đã giúp Solana leo lên hạng ba về khối lượng bán NFT chỉ sau Ethereum và Ronin. Trong 30 ngày qua, Solana xếp thứ 2 sau Ethereum (ETH) về tổng doanh thu NFT.
Ronin vẫn trụ vững ở vị trí thứ hai với tổng doanh thu 4 tỷ USD, nhưng vụ hack gần đây đã làm suy giảm thành tích hàng tuần và hàng tháng của mạng.
Ethereum vẫn dẫn đầu với tổng doanh thu 21 tỷ USD, trong khi Solana thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh của nó. Khối lượng giao dịch Solana dự kiến sẽ tăng sau khi nền tảng mua bán NFT OpenSea tích hợp Solana trong tháng này.
LooksRare và wash-trading
Phần lớn khối lượng giao dịch trên LookRare, NFT marketplace lớn thứ hai tính theo khối lượng giao dịch, vẫn đang đến từ wash-trading. Dữ liệu CryptoSlam chỉ ra khoảng 18 tỷ USD, tương đương 95% tổng khối lượng giao dịch trên nền tảng là từ giao dịch wash-trading.
Wash-trading là một dạng thao túng thị trường khi các nhà điều hành hoặc người dùng của một nền tảng giao dịch thực hiện một loạt các giao dịch qua lại, nhằm tăng khối lượng giao dịch. Trong trường hợp của LookRare, các trader thực hiện wash-trading để lấy phần thưởng từ nền tảng.
Các nhà đầu tư stake token trên LookRare được nhận thưởng bằng token LOOKS và Wrapped Ether (WETH) tương ứng theo khối lượng giao dịch trên thị trường. Khối lượng giao dịch cao do washing-trading giúp che giấu sự sụt giảm trong thị trường NFT. Dữ liệu của Dune Analytics cho thấy khối lượng giao dịch NFT trên Opensea đã giảm hàng tháng kể từ tháng 1.
Tuy nhiên, nhà phân tích cấp cao của DappRader, Pedro Herrera, nói rằng hoạt động mua bán tự nhiên đang dần tăng lên trên LooksRare.
Ja Rule bán NFT về lễ hội Fyre
Rapper Ja Rule đã bán một tác phẩm dạng NFT về lễ hội Fyre tai tiếng. NFT với logo của lễ hội Fyre được bán với giá 122.000 USD trên nền tảng đấu giá Flipkick NFT.
Người mua sẽ nhận được NFT và bức tranh thực. Ja Rule có 4 tác phẩm nghệ thuật khác về Fyre được bán đấu giá trên Flipkick. Trong đó, có một tác phẩm với giá khởi điểm 600.000 USD.
Fyre Music Festival là thất bại nổi tiếng trong giới tổ chức sự kiện. Fyre là một công ty công nghệ được thành lập bởi Billy McFarland với mục tiêu tạo ra nền tảng booking talent trực tiếp, kh
Năm 2017. McFarland chọn một hòn đảo ở Bahamas được chọn làm miền đất hứa và thuê một số người nổi tiếng và nghệ sĩ, bao gồm cả Ja Rule, để tham gia quảng cáo. Tuy nhiên, lễ hội đã không được như lời quảng cáo rầm rộ, thậm chí không thể đáp ứng cơ sở vật chất cho khán giả. Kết quả là lễ hội bị hủy bỏ và McFarland đối mặt với hàng loạt đơn khiếu nại.
NFT đắt nhất thế giới
Công ty Metaverse Cyber Yachts hy vọng sẽ bán được chiếc NFT đắt nhất từ trước đến nay. Đó là chiếc du thuyền khổng lồ có tên "Indah" với giá 400.000.000 USD. Người mua sẽ nhận được một chiếc du thuyền thật, cao hơn 120 mét với thiết kế tương tự, được chế tạo bởi một nhà sản xuất du thuyền uy tín.
Du thuyền Indah đang được bán với giá 400 triệu USD.
Du thuyền NFT sẽ là một bản mô phỏng ảo chính xác của du thuyền thực, được triển khai trên nền tảng NFT của Monsoon Blockchain Corporation.
Những tin tức khác
Ledger đã hợp tác với metaverse The Sandbox để thúc đẩy giáo dục cho thế giới ảo. CEO của Ledger, Ian Rodgers nói rằng sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ nâng cao bảo mật hơn cho The Sandbox.
Công ty sáng tạo NFT Skey Network đã khởi động vòng đầu tư chiến lược trị giá 5 triệu USD để phát triển nền tảng Go2NFT. Nền tảng này sẽ cung cấp các giải pháp NFT cho các tập đoàn đang tìm cách bảo vệ sản phẩm của họ, chống hàng giả.
Theo Cointelegraph