Vài ngày sau khi tạm dừng giao dịch, rút tiền và gửi tiền, sàn giao dịch tiền điện tử Voyager Digital đang nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 tại Tòa án Quận phía Nam của New York. Theo đơn phá sản, tài sản ước tính của Voyager là từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD, với các khoản nợ ước tính từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD.
Trong một tuyên bố hôm 6/7, Voyager giải thích rằng động thái này là một phần của “Kế hoạch tổ chức lại”. Khi được triển khai, kế hoạch sẽ cho phép khách hàng truy cập lại vào tài khoản của họ và Voyager sẽ “trả lại tiền gửi cho khách hàng”.
Giám đốc điều hành của Voyager, Stephen Ehrlich, đã tuyên bố trong một tweet ngày 6/7 rằng theo kế hoạch đề xuất của họ, khách hàng có tiền điện tử trong tài khoản của họ sẽ nhận được tiền điện tử, tiền thu được từ việc thu hồi Three Arrows Capital (3AC), cổ phần phổ thông trong công ty mới được tổ chức lại,... Stephen cho rằng động thái này sẽ bảo vệ tài sản trên nền tảng và Voyager sẽ tiếp tục hoạt động.
Voyagers, today we began a voluntary financial restructuring process to protect assets on the platform, maximize value for all stakeholders, especially customers, and emerge as a stronger company. Voyager will continue operating throughout.https://t.co/TxlO4eua8E
— Stephen Ehrlich (@Ehrls15) July 6, 2022
Ông cũng xác nhận thêm rằng khách hàng có USD trong tài khoản của họ sẽ có thể truy cập vào các khoản tiền đó sau khi "quá trình đối chiếu và ngăn chặn gian lận được hoàn tất với Ngân hàng Thương mại Metropolitan."
Phá sản theo Chapter 11 (Bảo hộ phá sản) là khái niệm nằm trong pháp luật phá sản của Mỹ để nói về việc doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ, đứng trước nguy cơ bị phá sản tiến hành các thủ tục pháp lý với Tòa án xin “bảo hộ phá sản”, nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp này, dựa trên quyết định của Tòa án có thể trì hoãn việc trả nợ trong khi thiết kế và thực thi kế hoạch tái cơ cấu, phục hồi doanh nghiệp của mình.
Nếu việc phục hồi của doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, trả được các khoản nợ cho chủ nợ của mình và tiếp tục các hoạt động kinh doanh.
Động thái đóng băng dịch dịch diễn ra vài ngày sau khi Voyager đưa ra thông báo vỡ nợ đối với quỹ đầu cơ Three Arrows Capital vì không trả được khoản vay 650 triệu USD.
Theo đó, Voyager là một trong số các công ty crypto bị ảnh hưởng đáng kể bởi Three Arrows Capital. Vào thời điểm đó (19/6), Voyager đã vay Alameda Research 485 triệu USD để bảo vệ tài sản và có thể tiếp tục hoạt động bình thường, thực hiện các yêu cầu rút tiền của khách hàng.
Trong thông cáo báo chí vào ngày 1/7, Voyager chia sẻ bản cập nhật bảng cân đối kế toán của công ty. Theo đó, Voyager vẫn còn 685.37 triệu USD tài sản tiền điện tử và 1.124 tỷ USD tài sản tiền điện tử cho vay, bao gồm các khoản tiền cho 3AC vay.
Xem thêm video:
Theo Cointelegraph, MarginATM