Cần nhấn mạnh, việc xây dựng layer 3 sẽ chỉ thực sự hữu dụng nếu nó cung cấp một chức năng khác với layer 2 - được sử dụng chủ yếu để tăng cường mở rộng thông qua công nghệ tổng hợp zero-knowledge (Zk).
“Một kiến trúc chia tỷ lệ ba lớp bao gồm các ngăn có cùng chức năng mở rộng được xếp chồng lên nhau sẽ không thể hoạt động tối ưu. Hai lớp rollup cạnh nhau cùng sử dụng một loại công nghệ thì không ổn chút nào”
Tuy nhiên, “Một kiến trúc ba lớp trong đó lớp thứ hai và lớp thứ ba có các mục đích khác nhau có thể hoạt động,” Buterin đính chính.
Theo Vitalik, layer 3 sẽ khai thác ba khía cạnh sau:
- Các ứng dụng dựa trên quyền riêng tư sẽ sử dụng các bằng chứng Zk để gửi các giao dịch bảo vệ quyền riêng tư lên lớp 2.
- Thay đổi tỷ lệ mở rộng cho các ứng dụng chuyên biệt không muốn sử dụng Máy ảo Ethereum (EVM) để thực hiện tính toán.
- Giải pháp mở rộng “weakly-trusted” thông qua Validiums - một dạng công nghệ zk-proof.
Tuy nhiên, câu hỏi liệu cấu trúc layer 3 có hiệu quả hơn mô hình layer 2 hiện tại trong việc xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh trên Ethereum hay không vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Kiến trúc mạng layer 2 và Layer 3. Nguồn: StarkWare.
“Mô hình ba lớp cho phép toàn bộ hệ sinh thái con tồn tại trong một lần tổng hợp duy nhất, do đó, các hoạt động xuyên chuỗi sẽ tốn rất ít phí vì không còn cần phải đi qua layer 1 nữa”, anh cho biết.
Góc nhìn này của nhà sáng lập Ethereum được đưa ra trong bối cảnh StarkWare mới cho ra mắt recursive validity proofs (bằng chứng đệ quy), thứ có thể chấm dứt những tranh cãi về khả năng mở rộng của Ethereum.
StarkWare cho biết bằng chứng đệ quy của họ đã tổng hợp được tới 600.000 NFT chỉ trong 1 giao dịch trên Immutable X.
Xem thêm Video:
Theo Cointelegraph