Các rủi ro của cầu nối chuỗi chéo
Đối với Buterin, các cầu nối chuỗi chéo không phải giải pháp lý tưởng vì chúng làm tăng rủi ro bảo mật trong quá trình chuyển giao tài sản. Mối nguy xảy ra do các vectơ tấn công tài sản tăng lên trên quy mô mạng rộng hơn, khi nó di chuyển qua ngày càng nhiều chuỗi và ứng dụng phi tập trung với các nguyên tắc bảo mật khác nhau.
Nếu ETH của bạn được lưu trên Ethereum, chúng chỉ cần xác thực bảo mật của mạng này. Nhưng khi ETH được di chuyển sang các blockchain khác qua các cầu nối xuyên chuỗi, bảo mật của ETH không chỉ phụ thuộc vào Ethereum mà còn phụ thuộc vào việc xác minh bảo mật của blockchain đích.
Buterin viết: “Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chuyển 100 ETH vào một cây cầu trên Solana để nhận được 100 Solana-WETH, và sau đó Ethereum bị tấn công 51%. Kẻ tấn công đã gửi một loạt ETH của mình vào Solana-WETH, rồi hoàn nguyên giao dịch đó ở phía Ethereum ngay sau khi phía Solana xác nhận. Hợp đồng Solana-WETH hiện không còn được hỗ trợ đầy đủ và có lẽ 100 Solana-WETH của bạn giờ chỉ có giá 60 ETH. Ngay cả khi có một cây cầu hoàn hảo dựa trên ZK-SNARK và xác thực đầy đủ sự đồng thuận, nó vẫn dễ bị trộm thông qua các cuộc tấn công như thế”.
Phân tán tài sản trên các mạng bảo mật khác nhau đồng nghĩa là các chuỗi trở nên phụ thuộc lẫn hơn, vì các tài sản giống nhau đang được thế chấp và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Điều này có thể dẫn đến hiệu ứng domino lan truyền qua các blockchain khác nhau một cuộc tấn công xảy ra.
Phần lớn các cầu nối xuyên chuỗi hiện nay thường tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao tài sản thông qua các liên đoàn tập trung và trình xác nhận bên ngoài.
Các giải pháp này bỏ qua quá trình xác thực chuỗi phi tập trung vốn nghiêm ngặt và tốn kém hơn, làm cho các giao dịch rẻ và nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa các giao dịch đang thoát ly dần khỏi hình thức xác minh không có bên thứ ba, tăng phụ thuộc vào nhà điều hành cầu nối.
Tương lai đa chuỗi
Cầu nối xuyên chuỗi được người dùng ưa chuộng đơn giản vì tốc độ cao và chi phí thấp. Đây chỉ là giải pháp hỗ trợ tạm thời cho một vấn đề lớn hơn.
Giống như Buterin, Kadan Stadelmann, CTO của Komodo, tin rằng nhận thức về rủi ro bảo mật này sẽ dần dần được nâng cao, từ đó đẩy nhanh tiến độ phát triển hướng tới tương lai đa chuỗi
Các hệ sinh thái đa chuỗi (đôi khi được gọi là chuỗi Lớp-0) như Cosmos và Polkadot được thiết kế để tránh các vấn đề bảo mật của các cầu xuyên chuỗi. Mạng Polkadot cho phép các nhà phát triển Dapp thiết lập các blockchains tùy chỉnh của riêng họ (gọi là “parachain”) trên nền tảng của nó. Tất cả các parachain được kết nối với nhau thông qua trung tâm Relay Chain của Polkadot với nhiệm vụ điều phối an ninh và chuyển giao tài sản trên tất cả các parachain của nó.
Cosmos cũng tương tự, bao gồm một hệ sinh thái gồm nhiều chuỗi Cosmos độc lập (được gọi là zone) có thể gửi token và dữ liệu cho nhau. Tuy nhiên, khác với Polkadot, có nhiều trung tâm mà các xone có thể kết nối để đến các zone khác. Terra, THORChain và Cronos là một trong những dự án lớn đã có trên Cosmos.
Cả Polkadot và Cosmos hướng đến việc chuyển các tài sản mà không khiến người dùng phải dựa vào các bên trung gian như các cầu nối chuỗi chéo.
Theo Cryptoslate