Nhà phân tích Peter Brandt đã nhấn mạnh rằng lịch sử giá cho thấy hodler sẽ phải chờ tới năm 2024 mới có thể chứng kiến đợt tăng giá tiếp theo của Bitcoin.
Nguồn Twitter @PeterLBrandt
Bitcoin đã khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên với hiệu suất trong năm vừa qua khi giá BTC đã tụt xuống thấp hơn nhiều so với những gì được mong đợi trước đó. Sau khi giá BTC giảm hơn 50% so với mức ATH, những cuộc tranh luận liên quan đến mối liên hệ giữa giá Bitcoin và chu kỳ halving 4 năm (giảm một nửa phần thưởng cho miner) đã thay đổi.
Như những dự liệu trước đó, giá của Bitcoin sẽ biến động mạnh sau mỗi chu kỳ 4 năm, cụ thể là sau mỗi sự kiện halving của Bitcoin. Tuy nhiên, hành động giá của Bitcoin hiện khó đoán hơn trước và những yếu tố đang kiểm soát giá đang ngày càng nhiều, nhưng không đồng nghĩa với việc phe bò được nghỉ ngơi trong bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ hiện tại.
Dữ liệu chuyên gia Brandt đưa ra cho thấy làn sóng thúc đẩy tiếp theo của Bitcoin sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 5/2024, cùng thời điểm với đợt halving tiếp theo của đồng tiền điện tử này. So với trong quá khứ, đây vẫn còn là một năm quá sớm để blow-off top (đột ngột tăng giá và khối lượng, sau đó giảm mạnh/ đỉnh suy thoái) nhưng vẫn có thể tăng giá gấp 10 lần dựa trên các mô hình trong lịch sử sau chu kỳ halving.
“Hai lần trước đây BTC mất khoảng 33 thán để đạt được mức tăng giá gấp 10 lần trở lên.” Brandt giải thích "Nếu lịch sử lặp lại (mà tôi không tin là nó sẽ xảy ra), giai đoạn tăng giá bùng nổ tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 5 năm 2024."
Biểu đồ có chú thích BTC/USD - Nguồn Twitter @Peter Brandt
Về việc điều gì sẽ kìm hãm Bitcoin cho đến lúc đó, các nhà phân tích đã chỉ ra rõ ràng về các yếu tố kích hoạt vĩ mô. Việc thắt chặt của các ngân hàng trung ương, nếu thành công, sẽ gây áp lực lên các tài sản rủi ro về mặt pháp lý. Cùng lúc đó, lạm phát tăng cao và lãi suất thấp kéo dài gây ảnh hưởng đến Bitcoin, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn.
“Khác với Vàng, Bitcoin là một loại tài sản trú ẩn đầy tính rủi ro và năm nay sẽ là năm đầu tiên nó được kiểm chứng trên thị trường. Trong thời kỳ chiến tranh, lo ngại rủi ro là phản ứng đầu tiên của thị trường, phản ứng thứ hai là hướng tới sự an toàn”
Theo Cointelegraph