"Lệnh cấm này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công dân Nga - những người dân vô tội đang phải chịu sự bất ổn của thị trường tiền tệ bởi chính phủ đang xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của Ukraine”, đại diện Coinbase chia sẻ với Decrypt.
Kể từ khi Nga tiến quân vào Ukraine, nước này đã nhận được số tiền quyên góp lên tới 20 triệu USD Bitcoin để củng cố lực lượng quân sự. Cuối tuần qua, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, đã công khai kêu gọi tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử lớn chặn Nga.
“Cần phải đóng băng các địa chỉ liên quan đến các chính trị gia Nga và Belarus, đồng thời 'triệt phá' toàn bộ 'đường dây' người dùng ở Nga”.
Ngoài Coinbase, một loạt các sàn lớn trên thế giới cũng đã từ chối đáp ứng yêu cầu của chính phủ Ukraine.
“Tiền điện tử có nghĩa vụ cung cấp tự do tài chính cho toàn cầu. Việc chặn quyền truy cập sẽ đi ngược lại với giá trị cốt lõi của chúng”, sàn Binance khẳng định.
Tiếp nối yêu cầu, CEO của Kraken, Jesse Powell, cũng chia sẻ trên Twitter:
"Sứ mệnh của chúng tôi là chú trọng nhu cầu cá nhân hơn là nhu cầu của bất kỳ chính phủ hoặc phe phái chính trị nào. Tiền điện tử là lối thoát của nhân loại, là công cụ hòa bình, không phải là vũ khí cho chiến tranh”.
Trong khi đó, người sáng lập FTX Sam Bankman-Fried và Crypto.com vẫn chưa hồi đáp về vấn đề này
Tuy nhiên, hầu hết mọi người, bao gồm cả Jerome Powell - Chủ tịch Hội đồng SEC, cũng khẳng định sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt nếu có ban hành chính thức.
Coinbase, dù không khả dụng ở Nga, nhưng cũng không hạn chế khách hàng của mình giao dịch với các địa chỉ ví tại nước này.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp trừng phạt đã được ban hành, bao gồm cả việc khóa các tài khoản và giao dịch có thể liên quan đến các cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt", đại diện Coinbase nhấn mạnh.
Chính phủ Nga, cũng như các cá nhân trong chính phủ và các doanh nhân thành đạt, đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề từ châu Âu, Anh, Mỹ và một số quốc gia khác. Gần đây nhất, bộ Tài chính Mỹ đã công bố các quy định mới cấm người Mỹ hỗ trợ một số tổ chức chính trị của Nga.
Kinh tế Nga đang đối mặt với gói trừng phạt lớn chưa từng có. Nguồn: AFP
Biết Nga đang sở hữu kho dự trữ ngoại hối quốc tế trị giá 630 tỷ USD, các nước phương Tây đã tìm đủ mọi biện pháp để áp dụng lệnh trừng phạt, gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Nga. Lo sợ về những gì lệnh trừng phạt có thể gây ra, thị trường chứng khoán Nga nhanh chóng tụt dốc trước làn sóng bán tháo hôm 24/2 và chứng kiến đợt sụt giảm lớn nhất lịch sử, khoảng 33%. Các lệnh trừng phạt cũng tác động nghiêm trọng đến tỷ giá hối đoái của đồng RUB. Giá trị quy đổi đồng nội tệ sang USD đã giảm gần 30% so với phiên đóng cửa vào tuần trước.
Theo: Decrypt.co