Sam Bankman-Fried lần đầu tiên xuất hiện trở lại sau cú sụp của FTX để trả lời các câu hỏi liên quan.
Sam Xoăn tại hội nghị DealBook của New York Times. Ảnh New York Times
Lẫn lộn nguồn tiền
Ở đoạn đầu của cuộc phỏng vấn, Sam đã khẳng định rằng bản thân không hề hay biết việc tiền gửi của khách hàng và các khoản vay giữa Alameda và FTX không được phân chia rõ ràng mà đều được xử lý chung với nhau. Trong khi đó, điều khoản của FTX đã nêu rõ rằng tài sản crypto của khách hàng đang nắm giữ không thuộc quyền sở hữu của sàn.
Thị trường bất ổn
Sam đã bám vào những lập luận cá nhân rằng sự thất bại của FTX là do thị trường sụp đổ không đúng lúc và khẳng định anh không cố ý phạm bất kỳ tội ác nào.
“Tôi không cố ý lừa dối ai cả”, anh chia sẻ.
Cả đế chế FTX của Sam Bankman-Fried từng được định giá tổng cộng lên đến 40 tỷ USD, bao gồm cả FTX.US, tuy nhiên nhưng công ty đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 vào giữa tháng 11/2022 sau khi một câu chuyện của CoinDesk nêu bật những bất thường trong bảng cân đối kế toán trong quỹ đầu tư Alameda Research. Các thủ tục tố tụng sơ bộ của tòa án cho thấy hàng tỷ USD trong quỹ của khách hàng FTX vẫn chưa được giải quyết.
Đối với một số giả thuyết đã cho thấy Sam Bankman-Fried chuyển các khoản tiền đó giữa sàn giao dịch FTX và Alameda Research một cách không hợp lệ, khiến họ phung phí chúng thông qua một loạt các giao dịch xấu. Khi được Sorkin hỏi đi hỏi lại rằng liệu Sam có lấy tiền gửi của khách hàng và cho Alameda Research vay bất hợp pháp hay không, thì anh khẳng định mình “không cố ý” thực hiện hành vi này.
Mối quan hệ giữa Alameda Research và FTX
Khi được hỏi về vấn đề trên, Sam Bankman-Fried tiết lộ mối quan hệ này đã giảm dần theo thời gian.
“Tôi chủ yếu xem xét nó từ góc độ giao dịch, Alameda Research chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng giao dịch của FTX vào năm 2022, giảm từ khoảng 45% khối lượng của FTX vào năm 2019”.
Xem thêm Video:
Theo Coindesk