Thị trường game blockchain đã có sự thay đổi rõ rệt. Sau thời kỳ bùng nổ, nhiều trò chơi hiện nay phải cố gắng giữ chân người chơi bằng cách cải thiện lối chơi, đồ họa, cốt truyện, ... Thay đổi từ Play-to-Earn sang Play-and-Earn cho thấy sự trưởng thành của game blockchain và là hồi chuông cảnh báo đối với những game không đặt cao yếu tố giải trí hay chất lượng game. Tuy nhiên, vẫn có các trò chơi bước chân vào không gian blockchain với một kế hoạch rõ ràng, đặt yếu tố trò chơi lên hàng đầu.
Cơn sốt Play-to-Earn
Công nghệ blockchain cho phép các game thưởng cho người chơi bằng tiền thật. Những trò chơi Play-to-Earn đã tạo nên cơn số trong bối cảnh đại dịch và một cuộc cách mạng đối với mô hình Pay-to-Play truyền thống. Blockchain sẽ vẫn là một yếu tố quan trọng của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, nhưng trong tương lai các game blockchain sẽ đi về đâu?
Theo Forbes, trò chơi Play-to-Earn tạo ra doanh thu hàng tỷ USD thông qua các giao dịch NFT. Ví dụ, tựa game nổi tiếng như Axie Infinity, thuộc sở hữu của công ty Sky Mavis có trụ sở tại Việt Nam, có 2,5 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Axie là game NFT dựa trên Ethereum đầu tiên đạt doanh thu 1 tỷ USD vào tháng 8/2021.
Nhận thấy thành công ở Axie, hàng loạt trò chơi Play-to-Earn tràn vào thị trường. Nhiều nhà phát triển đổ xô tạo ra các bản sao của Axie càng nhanh càng tốt để kiếm tiền.
Song, cơn sốt nào cũng sẽ có ngày hạ nhiệt. Điều này đặt ra vấn đề rằng game blockchain sẽ tồn tại nhưng khó trụ vững nếu bỏ qua các nguyên tắc cơ bản tạo nên một game hay và chỉ tập trung vào kiếm tiền. Trong thị trường game blockchain, chỉ những trò chơi có “chất” mới thu được lợi nhuận thích đáng.
Do đó, đến năm 2022, trong khi Play-to-Earn chưa giảm nhiệt, nhiều tựa game thành công nhất bắt đầu tìm cách để trụ vững trên thị trường. Ngay cả Axie Infinity cũng có những thay đổi nhằm cải thiện lối chơi và đồ họa.
Yếu tố nào tạo nên game Play-and-Earn?
Đồ họa, lối chơi và cốt truyện là những yếu tố thúc đẩy người chơi đầu tư vào một dự án, nhưng chúng ta cũng phải xem xét các khía cạnh mới mà công nghệ blockchain mang lại để tạo ra các tài sản kỹ thuật số có giá trị.
Ví dụ, Project Hive, một dự án thú vị sắp ra mắt trong không gian Play-and-Earn, đã đáp ứng những yếu tố đầu tiên về đồ họa, lối chơi đan xen với NFT. Đảm nhiệm phần giao diện game là Marcin Rubinkowski, một nhà thiết kế đồ họa giàu kinh nghiệm với khiếu thẩm mỹ hoàn hảo về cyberpunk.
Project Hive tận dụng tối đa công nghệ blockchain và biến hầu hết mọi vật phẩm có thể chơi được trong game thành một NFT. Người chơi có thể chế tạo và hợp nhất các vật phẩm để tạo ra các tác phẩm sáng tạo và mạnh mẽ hơn. Với toàn quyền kiểm soát và sở hữu tài sản trong trò chơi, game thủ có thể tạo, nâng cấp và giao dịch NFT để kiếm tiền và đóng góp vào sự phát triển của dự án
Project Hive là ứng viên sáng giá trong xu thế game blockchain. Bên cạnh lối chơi và đồ họa, việc kết hợp công nghệ mới đã tạo nên một game Play-and-Earn thực sự tiềm năng.
Theo Bitcoinist