Sau cuộc họp của Fed, Bitcoin đã tăng mạnh, test mức kháng cự 40.000 USD. Tuy nhiên, tâm lý thị trường dường như đã thay đổi vào ngày 6/5, khi giá Bitcoin giảm xuống 36.000 USD. Các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm rất mạnh trong phiên giao dịch ngày 5/5. Sự biến động dữ dội trong thị trường tiền điện tử là điều phổ biến, nhưng mấu chốt là giá Bitcoin dường như đang tăng giảm theo nhịp Phố Wall, thay vì dữ liệu on-chain hoặc tin tức liên quan đến tiền điện tử.
Bitcoin bắt nhịp theo Phố Wall
Lợi tức kho bạc kỳ hạn 30 năm tăng khoảng 3% lên mức cao nhất kể từ năm 2018. Động thái này khiến Nasdaq giảm 4% trong vòng vài giờ và Bitcoin cũng nối gót, giảm 7% trong cùng khoảng thời gian.
Sự sụt giảm phản ánh một xu hướng ngày càng rõ rằng thị trường tiền điện tử đang hoạt động giống như một loại cổ phiếu công nghệ có rủi ro, hơn là một loại tài sản riêng biệt.
Cuộc họp của Fed vào ngày 5/5 đã xác nhận việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản để chống lạm phát. Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực khi ông Jerome Powell cho biết Fed sẽ không thảo luận về việc nâng lãi suất thêm 75 điểm nữa. Thông báo có thể mở ra triển vọng tăng giá cho Bitcoin vì Bitcoin có tỷ lệ vay trên giá trị (LTV) cao nhất trong suốt quá trình phát triển của nó.
Điều này có nghĩa ngày càng nhiều nhà đầu tư dùng tín dụng để đầu tư vào Bitcoin. Với mức tăng lãi suất thấp hơn dự đoán, lãi suất cho các khoản vay có thể sẽ không vượt ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, nếu Bitcoin là hàng rào chống lại lạm phát, tại sao nó lại phản ứng tích cực trước tin tức về kế hoạch chống lạm phát?
Bitcoin có còn là hàng rào lạm phát?
Bitcoin vốn được coi là hàng rào chống lạm phát so với các tài sản truyền thống. Cathie Wood của Ark Invest gần đây đã nói: “Bitcoin là một hàng rào tuyệt vời chống để lạm phát và rủi ro đối tác”.
Tuy nhiên, lập luận này trở nên khó hiểu hơn vì Bitcoin đã phản ứng mạnh mẽ hơn Phố Wall trước lo ngại rằng Fed không thể kiềm chế lạm phát. Các nhà phân tích đang bắt đầu đặt câu hỏi về chiến lược của Fed và khả năng của họ trong việc kiểm soát lạm phát. Nếu Bitcoin giảm khi lạm phát tăng, nó không còn là hàng rào chống lạm phát nữa.
Tuy nhiên, Michael Saylor, Giám đốc điều hành của Microstrategy, gần đây đã nói với Bloomberg:
“Vấn đề là khung thời gian. Nếu bạn quay ngược lại hai năm trước khi Microstrategy mua vào, Bitcoin đã tăng 400%. Nếu bạn theo dõi giá trong vài ngày, hoặc vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ thấy trader kiểm soát giá”.
Thật vậy, Bitcoin đã tăng 400% kể từ năm 2020, nhưng cũng đúng là hàng tỷ USD từ các tổ chức đã được đổ vào tiền điện tử. Trong khi sự gia tăng đầu tư từ các tập đoàn truyền thống là một tín hiệu tăng giá cho Bitcoin, nó cũng có thể tác động tiêu cực khi làm chặt chẽ hơn mối tương quan giữa Bitcoin và các tài sản truyền thống, ít nhất là trong ngắn hạn. Ngay cả thông báo về việc mua thêm 1,5 tỷ USD Bitcoin từ LFG cũng chẳng thể để ngăn Bitcoin theo chân Phố Wall đi xuống.
Một báo cáo gần đây của Coinbase Institutional cho thấy Ethereum có tương quan chặt chẽ với S&P500 hơn là Bitcoin. Liệu tương lai của Bitcoin và các thị trường tiền điện tử nói chung sẽ phải tuân theo các tài sản truyền thống, hay tách khỏi sự biến động hàng ngày khi sự kiện Bitcoin halving vào năm 2024 sắp đến.
Theo Cryptoslate