Nhiều đồn đoán gần đây về tình hình tài chính của sàn đã làm BUSD bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sau khi có đến 5,5 tỷ USD được người dùng đổi lấy (redeem) từ BUSD chỉ trong một tháng, khiến vốn hóa stablecoin này rơi từ mức 22 tỷ USD xuống còn khoảng 16 tỷ USD.
Tổng vốn hóa BUSD tính đến ngày 06/01/2022. Nguồn: CoinGecko
Về cơ bản BUSD được phát hành bởi công ty công nghệ tài chính Paxos Trust Company có trụ sở tại New York, được bảo chứng hỗ trợ bằng tiền mặt và tín phiếu kho bạc Mỹ trong kho dự trữ. Giống như các stablecoin đối thủ bao gồm USDT của Tether và USDC của Circle, mục đích của BUSD là chuyển đổi tiền fiat truyền thống thành tài sản mã hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch trên thị trường crypto.
Các nhà đầu tư có quyền redeem số BUSD của họ cho Paxos, quy trình này sẽ khiến số lượng token đang lưu hành giảm trong khi giá vẫn được peg giữ nguyên ở mức 1 USD.
Với 5,5 tỷ USD bị redeem như được đề cập ở trên, đồng nghĩa với lượng BUSD lưu hành lao dốc trầm trọng, đã xóa sạch gần như toàn bộ nỗ lực của Binance trong tháng 09/2022. Vào thời điểm đó, Binance đã tiến hành chuyển đổi số dư USDC, TUSD và USDP thành BUSD trên sàn, giúp tổng cung lẫn thị phần BUSD đạt mức cao nhất lịch sử khi ấy với tham vọng đưa BUSD lên vị thế mới, thách thức USDT và USDC.
Nguyên do khởi nguồn cho sự sụt giảm là vào tháng 12/2022, Binance đã phải hứng chịu làn sóng rút tiền ồ ạt của người dùng sau nhiều tin đồn rộng rãi về tính thanh khoản yếu kém của sàn cùng sự kiện công ty Mazars thông báo ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các sàn crypto, trong đó có Binance.
Điều này càng làm lung lay thêm niềm tin phía người dùng vào sự ổn định của sàn, đặc biệt khi ngành vẫn đang gặp khó khăn sau pha sụp đổ nhanh chóng của FTX vào tháng 11/2022. Dù chỉ xảy ra thoáng chốc và được xử lý nhanh chóng nhưng sự cố BUSD depeg nhẹ, Binance tạm ngừng cho rút USDC vì thiếu thanh khoản trong chuỗi sự kiện này cũng khiến cộng đồng thật sự hoang mang.
Xem thêm Video:
Theo Coinx3 tổng hợp