Ngân hàng trung ương của nước này quả quyết rằng Nga phải cấm tiền điện tử. Bài báo cáo ‘Tiền điện tử: xu hướng, rủi ro và biện pháp’ đã được trình bày trong cuộc họp báo trực tuyến với Elizaveta Danilova, giám đốc Cục Ổn định tài chính của Ngân hàng Trung ương Nga.

Báo cáo cho biết tiền điện tử là loại tài sản dễ ‘bay hơi’ và chủ yếu được sử dụng để phục vụ hoạt động bất hợp pháp như lừa đảo hay rửa tiền, khiến việc duy trì các chính sách tiền tệ tối ưu của cơ quan quản lý ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Do đó, ngân hàng nhấn mạnh Nga cần thiết lập các luật và quy định mới để cấm các hoạt động liên quan đến tiền điện tử, nhưng không hề đề cập đến việc cấm các cá nhân sở hữu tiền điện tử. 

Báo cáo cho rằng việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng khả năng gây rủi ro cao cho sự ổn định tài chính của Nga, do vậy phải bị hạn chế. Trong đó, các nhà đầu tư tổ chức của Nga không được phép đầu tư vào tài sản tiền điện tử, cũng như tham gia vào các giao dịch có liên quan. Ngân hàng Trung ương Nga đã cấm các quỹ tương hỗ đầu tư và hiện tại đang đề xuất đưa ra các hình phạt nếu chủ thể cố tình vi phạm.

Các mỏ khai thác vốn đã phát triển mạnh ở Nga trong vài năm qua và thậm chí đã được quốc hội nước này chấp thuận vào năm ngoái, giờ lại bị liên lụy. Các thợ đào cho hay họ không hề bất ngờ với diễn biến hiện tại.

Khai thác tạo ra nguồn cung mới khiến các dịch vụ như sàn giao dịch liên tục ra đời để đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Từ đó làm suy yếu nguồn cung cấp năng lượng cho các tòa nhà dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội và các khu công nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính bền vững môi trường của Liên bang Nga. Cơ quan quản lý khẳng định giải pháp tối ưu ở đây chỉ có thể là cấm khai thác tiền điện tử. 

Roman Zabuga, giám đốc PR của BitRiver, cho biết xác suất ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử không cao.

"Ngân hàng trung ương Nga chỉ đang nhắc lại quan điểm cũ của họ trước khi thành lập nhóm làm việc sắp tới", CEO của Compass Mining, Whit Gibbs nói với CoinDesk.

Tuy nhiên, nếu thành sự thực, đây sẽ là dấu chấm hết cho các doanh nghiệp tiền điện tử lớn, đặc biệt là các trang trại khai thác. 

“Lệnh cấm sắp tới khả năng cao cũng giống của Trung Quốc, tuyệt đối và không có kẽ hở. Việc này sẽ để lại tiền lệ xấu không chỉ đối với ngành công nghiệp tiền điện tử mà còn với tương lai của chúng ta, đó sẽ là một bước tiến khiến Nga tụt hậu về công nghệ”, Sergey Mendeleev, giám đốc điều hành của InDeFi, khẳng định. Ngoài ra, ông còn cho rằng các chuyên gia công nghệ và doanh nhân giỏi nhất có thể sẽ rút khỏi Nga cùng với một lượng lớn các khoản đầu tư.

Đáp trả, cơ quan quản lý cho biết họ tin rằng trong tương lai, việc tăng cường cơ sở hạ tầng ngân hàng hiện tại, cũng như giới thiệu đồng rúp kỹ thuật số của nước này, sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân Nga về phương diện tiền điện tử, cũng như hiện đại hóa hệ thống tài chính, chống lại nguy cơ tiềm năng từ các loại tiền điện tử khác.

Ngân hàng cho biết những người tham gia thị trường tài chính sẽ được phép phản hồi trước 1/3/2022.

Đáng chú ý, Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, cho biết hiện đang tìm cách thương thảo với giới chức trách về sự kiện này.

 Theo: Coindesk