Mirror Protocol là gì?
Mirror Protocol là một dự án phi tập trung, hướng tới cộng đồng, cho phép tạo ra các bộ tài sản tổng hợp, theo dõi giá của tài sản trong thế giới thực. Tài sản tổng hợp của Mirror loại bỏ các rào cản tài chính truyền thống bằng cách cho phép bất kỳ người dùng nào sở hữu số lượng nhỏ của một tài sản và giao dịch theo giá trị của tài sản khác.
Điểm nổi bật của Mirror Protocol
Mirror Protocol cho phép người dùng có thể tạo tài sản synthetic dựa trên tài sản thật, từ đó giúp người dùng có thể mua bán dễ dàng hơn (mAssets). Ví dụ: Nếu một ngôi nhà giá $100,000 nhưng người dùng chỉ muốn mua $50,000 vẫn có thể mua được bằng cách chia ra 100,000 token, mỗi token trị giá $1.
Để tạo được mAssets, người dùng phải thế chấp tài sản trị giá > 150% (nếu dùng Stablecoin) hoặc > 200% (nếu dùng mAsset). Ví dụ: Nếu muốn mint ra $100 mXAU, người dùng phải thế chấp $150 USDT hoặc $200 mBTC.
Với lý do trên, anh em có thể thấy được là mAssets sau khi mint ra từ Mirror Protocol có thể dùng để làm tài sản thế chấp ngược lại trên Mirror Protocol, hoặc trao đổi trên AMM.
Vào tháng 6/2021, dự án đã ra mắt Mirror V2 với các tính năng chính sau:
- List tài sản Pre-IPO: Mirror bắt đầu cho phép list các tài sản Pre-IPO, cho phép người dùng có thể tiến hành giao dịch các tài sản này. Để được listed, các tài sản Pre-IPO cần trải qua một Proposal, nếu cộng đồng thông qua thì sẽ được list.
- Có thêm Incentives cho quản trị: Sẽ có 50% MIR Reward sẽ được phân phối cho người dùng tham gia vote quản trị, 50% còn lại sẽ chia sẽ cho người dùng Stake MIR. Anh em vote yes, no hay phiếu trắng gì cũng được thưởng, miễn là có bỏ phiếu.
- Cải tiến số phiếu tối thiểu quản trị: Để giảm bớt vấn đề các đề xuất bất ngờ không được thông qua sau khi đạt đến số phiếu cần thiết (10% → 9,99%) do MIR bất ngờ bổ sung được đặt vào quản trị, một snapshot sẽ được lấy về tổng số MIR đã stake trong khung thời gian bình chọn. Ảnh snapshot này sẽ được sử dụng để tính toán liệu đã đủ phiếu thông qua hay chưa.
- Thêm tùy chọn tài sản thế chấp: MIR, LUNA, ANC, bLUNA (sắp có) và aUST hiện là các tài sản thế chấp hợp lệ để tạo ra mAssets mới. Tài sản thế chấp có sự dao động giá sẽ có thêm phí bảo đảm tài sản thế chấp, theo đó chúng sẽ được nhân với 133%, sao cho tỷ lệ đi vay là 150% → 200%.
- Thêm tính năng mint Short position: Mirror đã cho phép người dùng mint vị thế short thay vì chỉ là long, LP token nhận được sẽ là sLP. Và dĩ nhiên là tính năng này sẽ tồn tại cùng với việc mint cũ.
Thông tin chi tiết MIR Token
Key Metrics MIR
- Token Name: MIR Token.
- Ticker: MIR.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: 0x09a3ecafa817268f77be1283176b946c4ff2e608.
- Token Type: Governance.
- Total Supply: 113,195,941 MIR.
- Circulating Supply: 370,575,000 MIR.
Phân bổ MIR Token
- mAsset LP Staking Reward: 45.1%.
- Community Pool: 34.6%.
- MIR LP Staking Reward: 10.5%.
- Luna LP Staking Reward: 4.9%.
- Airdrop: 4.9%.
Lịch phân phối MIR Token
- mAsset LP Staking Reward: Dùng để trả thưởng mỗi ngày cho các pool cho đến hết 4 năm.
- MIR LP Staking Reward: Dùng để trả thưởng mỗi ngày cho pool MIR-UST hoặc MIR-UST (mETH) cho đến hết năm 4.
- Luna LP Staking Reward: Dùng để trả thưởng cho LUNA holder trong năm đầu tiên từ khi ra mắt. MIR sẽ được phân phối cứ mỗi 100,000 block (~ mỗi tuần), bắt đầu từ block 920,000.
- Airdrop: Dành Cho UNI holders và Luna Staker.
Lịch mở bán MIR Token
- Private Sale round 1: ~$0.1/MIR
- Private Sale round 2: ~$0.18/MIR
- Giá ban đầu khi list Uniswap: ~$0.2/MIR
MIR Token dùng để làm gì?
- Governance: cho phép người dùng có thể tham gia vào quản trị protocol và danh sách các tài sản được mint. Để tạo một poll, người dùng cần trả một lượng MIR, số token này sẽ được chia cho MIR stakers.
- Sharing fee: MIR holders sẽ được chia sẻ withdrawal fees trên Mirror Protocol.
- Ngoài ra, trong tương lai, dự án sẽ cập nhật thêm một số incentives cho MIR.
- Staking reward: MIR được dùng để trả thưởng cho người dùng stake LP token.
Cách mua và sở hữu MIR Token
Người dùng có thể kiếm được MIR bằng cách tham gia stake LP token, stake MIR hay mua từ sàn giao dịch hỗ trợ MIR.
Sàn giao dịch MIR Token
MIR Token hiện có thể giao dịch trên Kucoin, Uniswap, MXC,...
Roadmaps & Updates
Jan 2021
- Token Sale
- block Explorer
- Ra mắt Betanet
- Đa chuỗi hỗ trợ cho CLPs: Liquidity Pools
- Peggy from Etherum
- Chắc năng stake & ủy quyền và kiếm phần thưởng
- Swap
- SifDAO
- Bỏ phiếu & Quản trị
Q1/2021
- IBC Protocol
- Giao dịch Margin
- Additional Peg Zones
Q2/2021
- Lệnh giới hạn
- Additional Peg Zones
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác dự án Mirror Protocol
Đội ngũ dự án Mirror Protocol
Mirror Protocol được xây dựng từ chính đội ngũ của Terraform Labs – đội phát triển dự phát của blockchain Terra. Họ là tập hợp những gương mặt có kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực, có khả năng cung cấp năng lượng cho các ứng dụng tài chính và tiền mã hoá của startup. Trong đó, nổi trội nhất là 4 tên tuổi bao gồm:
- Do Kwon: Co-founder khác của Terraform Labs – Mirror Protocol. Anh hiện cũng đang điều hành và là founder của dự án Anyfi. Trong suốt thời gian làm việc tại Anyfi, Do Kwon đã đồng sáng chế và sở hữu một số bằng sáng chế quan trọng của dự án về các hệ thống định tuyến và mạng phi tập trung. Bên cạnh đó, Do Kwon cũng từng làm việc tại tại Microsoft và Apple với chuyên môn kỹ sư phần mềm.
- Nicholas Platias: Trưởng phòng Nghiên cứu của Terraform Labs – Mirror Protocol. Trước khi làm việc với Terra, anh là người đã sáng lập ra Guru Labs và phát triển các thuật toán, hệ thống phân tán tại Nest và RelatelQ. Nicholas từng theo học tại Đại học Stanford với chuyên ngành Toán học và Khoa học Máy tính. Ngoài ra, anh còn là một “tay săn huy chương” với các giải Olympic Toán Quốc tế.
- Paul Kim: Anh là người nắm trong tay vị trí Trưởng phòng Cơ sở hạ tầng tại Terraform Labs – Mirror Protocol. Được biết, Paul đã xây dựng các dịch vụ được hoan nghênh trên toàn quốc trong hơn 25 năm. Thành công lớn nhất của anh ấy bao gồm: Metin 2 – một tựa game đã thành công ghi nhận được 9 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Trước khi gia nhập Terra, anh ấy từng là CTO tại các công ty khác nhau và khởi chạy một nền tảng tiếp thị người có ảnh hưởng mới.
- Brian Jung: CTO tại Terraform Labs – Mirror Protocol. Anh là người đã kinh nghiệm làm việc trong bộ phận kinh doanh du lịch tại TMON – một trong những Công ty Thương Mại điện tử hàng đầu tại Hàn Quốc. Tại đây, Brian đã khởi chạy và điều hành các nền tảng đặt phòng khách sạn và cho thuê xe hơi. Được biết, anh theo học ngành Điện và Điện tử tại Đại học Yonsei, Hàn Quốc.
Nhà đầu tư dự án Mirror Protocol
Terraform Labs – công ty Hàn Quốc đứng sau blockchain công khai Terra, đã huy động được 150 triệu USD từ các nhà đầu tư tiền mã hoá lớn bao gồm Arrington XRP Capital, Pantera Capital, Galaxy Digital và BlockTower Capital.
Với cam kết trị giá 150 triệu USD cho Quỹ hệ sinh thái của Terra, Terraform Labs đã sử dụng số tiền này để tài trợ cho các dự án được xây dựng trên blockchain Terra. Các dự án đó bao gồm Mirror Protocol, Anchor Protocol, Pylon Protocol,…
Đối tác dự án Mirror Protocol
- Band Protocol: Oracle dùng để cập nhật giá tài sản thật.
- Mask Network: Cổng web cho DeFi nằm trên các ứng dụng truyền thông xã hội nổi bật (Twitter, Facebook,...) cho phép người dùng gửi tin nhắn được mã hóa, tiền điện tử và NFT.
- Unilend Protocol: Giao thức Lending & Borrowing phi tập trung, cho phép người dùng list nhiều loại tài sản ERC 20.
Có nên đầu tư vào dự án Mirror Protocol
Về dự án: Mirror Protocol hiện nay là một trong những dự án có nhiều tiềm năng trên thị trường. Tuy nhiên, anh em hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư nhé!
Về token: Anh em hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư nhé
Tổng kết
Như vậy, coinx3 đã cung cấp mọi thông tin chi tiết về dự án Mirror Protocol cùng MIR Token cho anh em để làm cơ sở quyết định đầu tư. Hãy cùng theo dõi Fanpage coinx3 để cập nhật thông tin mới về dự án trong tương lai nhé!