Trong một báo cáo mới đây, một số dịch vụ và sản phẩm trong hệ sinh thái DeFi gây ra rủi ro tương tự đối với các dịch vụ từ "Hệ thống ngân hàng vô hình”, không được kiểm soát như thế chấp dưới mức chuẩn và hoán đổi nợ tín dụng, những thứ đã từng tạo tiền đề cho cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đó là lý do mà tại sao, Hilary J. Allen , giáo sư luật tại Đại học Luật Washington của Đại học Hoa Kỳ, cho rằng DeFi là “Hệ thống ngân hàng vô hình” 2.0.
Ý tưởng chung của hệ sinh thái DeFi này là cố gắng cung cấp các dịch vụ tài chính tương đương với hệ thống tài chính được quản lý, sử dụng công nghệ blockchain như token, stablecoin, hợp đồng thông minh,... Sự phức tạp của những công nghệ này tạo ra một lớp màn, thật khó để thấy được rủi ro nằm ở đâu và liên quan với nhau như thế nào.
Đó là một điểm tương đồng của Defi và cuộc khủng hoảng năm 2008. Các sản phẩm tài chính vào năm đó được tạo ra theo cách rất khó sửa đổi khi hoàn cảnh thay đổi, và điều đó làm cho toàn bộ hệ thống tài chính trở nên khó khăn hơn. Những gì chúng ta đang thấy với DeFi là chúng ta đang sử dụng các loại chương trình máy tính mới để tự động hóa các giao dịch tài chính nhất định. Đó chính là những hợp đồng thông minh. Họ đang tự động hóa các giao dịch này.
Phần lớn sự tập trung vào tiền điện tử và DeFi đã tập trung vào bảo vệ người tiêu dùng hoặc bảo vệ nhà đầu tư. Nó lo ngại về lừa đảo và hack, hay làm thế nào để mọi người lấy tiền của họ ra, v.v. và tất cả những điều đó đều là những mối quan tâm rất xác đáng. Nhưng các nhà quản lý không chỉ lo lắng về cá nhân đang đầu tư. Những gì các chuyên gia lo ngại về DeFi là nó sẽ trở thành “Hệ thống ngân hàng vô hình” 2.0. Nếu DeFi được tích hợp vào hệ thống tài chính chính thống, thì các vấn đề trong DeFi có thể được chuyển đến các ngân hàng thông thường.
Có những khoản vay đang được cung cấp trong hệ sinh thái DeFi. Chúng chỉ là những khoản đầu tư thẳng vào token và những thứ tương tự như vậy. Chúng rất khó đoán. Vì vậy, khi nói về các khoản thế chấp dưới chuẩn, mọi người phải hiểu biết về thông tin tài chính. Bây giờ, họ phải hiểu về mã máy tính, điều này thực sự vượt quá tầm của rất nhiều nhà đầu tư. Vì vậy, có rất nhiều cách để tận dụng lợi thế của những người sử dụng các loại sản phẩm tài chính dựa trên tiền điện tử. Và nếu đột nhiên có thông tin rằng các nhà đầu tư đang bị lợi dụng, điều đó có thể làm tổn hại đến niềm tin vào sản phẩm, dẫn đến bán tháo, có thể dẫn đến nhiều các loại tác động kéo theo trong hệ sinh thái DeFi.
Trong trường hợp này, “chờ và xem” là một kế hoạch tồi. Một bài học khác đó là không phải lúc nào sự đổi mới cũng được phép tiến hành mà không bị kiểm soát. Điều đó được thể hiện rõ nhất bởi Đạo luật Hiện đại hóa Hàng hóa Tương lai được thông qua vào năm 2000, ngăn cản quy định về hoán đổi mặc định tín dụng và các hoán đổi khác vì mong muốn cho phép sự đổi mới phát triển không bị cản trở. Và chúng ta đều đã thấy chuyện gì đã xảy ra.
Ở thời điểm hiện tại, công nghệ nằm trong tay của những người điều hành hệ thống. Và hãy nhớ rằng, những lời hùng biện này trước đây đã xuất hiện khi giới thiệu các khoản thế chấp dưới chuẩn, rằng điều này sẽ giúp khắc phục khả năng tiếp cận nhà ở cho những người dân có thu nhập thấp. Hoài nghi là một điều cần thiết với luận điệu này, đặc biệt là khi có rất ít sự hỗ trợ nó.
Một điểm đáng quan tâm nữa là DeFi không phân cấp. Có rất nhiều bên trung gian tham gia, và nếu những bên trung gian đó tham gia mà không có sự kiểm soát thì nó thực sự không tốt đối với lĩnh vực tài chính.
Nói chung, những gì chúng ta cần là một cách tiếp cận an toàn hơn đối với tiền điện tử nói chung bởi vì rủi ro là rất rõ ràng. Các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ đối với loại hình tài chính mới mẻ này. Về các bước thực hiện, điều quan trọng nhất cần phải xảy ra là việc ngăn chặn tiền điện tử tích hợp với hệ thống tài chính chính thống. Vì vậy, các ngân hàng không được phép đầu tư vào tiền điện tử, họ không được phép hoạt động như một nhà môi giới tiền điện tử cho khách hàng của họ, họ không được phép phát hành stablecoin, chúng nên được giữ hoàn toàn ngoài không gian này.
Trong một khía cạnh khác, cũng có một số ngân hàng chính thống đã tham gia vào lĩnh vực DeFi. Đáng chú ý nhất, JPMorgan đã tung ra JPM Coin vào năm 2020 - token kỹ thuật số của riêng mình, được hỗ trợ bởi blockchain và gắn liền với đồng đô la Mỹ.
Theo Marketplace