Cả Bitcoin (BTC) và Ripple (XRP) đều là tiền điện tử phổ biến có thể được chấp nhận trên toàn thế giới. BTC là tiền điện tử quyền lực hàng đầu và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đáng chú ý là Ripple (XRP). Nhiều người trong cộng đồng tiền điện tử đã đặt câu hỏi rằng liệu hai đồng coin này có thể cùng nhau tồn tại trong hệ thống thanh toán tương lai hay không?
Ripple (XRP) là thước đo giá trị
Ripple là một công ty công nghệ tài chính được thành lập vào năm 2012 bởi Chris Larsen và Jed McCaleb, cung cấp một phần mềm thanh toán có tên RippleNet. Phần mềm được một số ngân hàng và tổ chức tài chính lớn sử dụng. Nói đơn giản, có thể coi RippleNet giống như hệ thống thanh toán SWIFT.
XRP là tiền điện tử gốc của công ty, được tạo ra để xử lý các giao dịch thông qua Ripple Connect, với tốc độ nhanh chóng và hiệu quả cao. Để giao dịch xuyên biên giới thuận tiện hơn, trước tiên, Ripple chuyển đổi tài sản sang XRP và sau đó chuyển đổi lại thành tiền. Do đó, có thể nói XRP giống như một thước đo giá trị trong hệ thống.
Hiện tại, để xác thực giao dịch và bảo đảm an toàn cho mạng, hầu hết tiền điện tử sử dụng cơ chế như Proof-of-Work, Proof-of-Stake, Proof-of-Time hoặc Proof-of-Knowledge. Tuy nhiên, XRP không được khai thác hoặc sử dụng bất kỳ cơ chế nào đã nêu.
Thay vào đó, dự án cho phép một số đơn vị uy tín xác nhận từng giao dịch. Trên thực tế, các giao dịch XRP có thể được xử lý nhanh chóng bất kỳ lúc nào, không giống như các tài sản khác yêu cầu xác thực trước khi xử lý giao dịch.
Điểm khác biệt giữa XRP và BTC
Câu hỏi XRP hay Bitcoin sẽ trở thành công cụ thanh toán tương lai là một trong những chủ đề gây tranh cãi phổ biến trong hệ sinh thái tiền điện tử. Cả hai dự án đều có phương pháp xác thực giao dịch, nguồn cung và cơ chế lưu thông khác nhau.
Ripple sử dụng một cơ chế đặc biệt để xác thực giao dịch. Theo đó, tất cả các node tham gia xác thực giao dịch bằng cách tiến hành thăm dò ý kiến. Đáng chú ý, quá trình này làm XRP nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Mặt khác, BTC sử dụng cơ chế PoW để xác thực, nên mạng chậm và sử dụng nguồn điện lớn.
Vào thời điểm ra mắt Ripple, đội ngũ dự án đã khai thác trước khoảng một tỷ XRP và đang được các nhà đầu tư chính dần dần tung ra thị trường. Trong khi đó, tổng nguồn cung của BTC giới hạn ở con số 21 triệu. Đáng chú ý, sự khan hiếm này chỉ giúp BTC thu hút đầu tư như một tài sản lưu trữ giá trị.
Về cơ chế lưu thông, BTC được phát hành và thêm vào mạng khi các thợ đào tìm thấy chúng. Do đó, nó không theo lộ trình phát hành và nguồn cung chủ yếu dựa vào tốc độ mạng và thuật toán.
Mặt khác, được điều chỉnh bởi một hợp đồng thông minh, Ripple có kế hoạch phát hành tối đa một tỷ token. Số lượng lưu thông hiện gần 50 tỷ token, nhưng không có trường hợp sử dụng sai mục đích do cung vượt quá cầu, vì phần tài sản chưa sử dụng đều được chuyển sang tài khoản ký quỹ hàng tháng.
XRP hay BTC?
Trong khi BTC là tài sản lưu trữ giá trị, phi tập trung, tự do, XRP có tính tập trung hơn. Nguồn cung của XRP sẽ tăng trong tương lai nhưng nguồn cung của BTC vẫn cố định.
BTC được ví như vàng kỹ thuật số, nhưng XRP được coi là phương tiện trao đổi phổ biến. Mặc dù XRP hoạt động theo cách phức tạp hơn, nó chiếm lợi thế hơn BTC về thời gian xử lý thấp và phí giao dịch rẻ. Các luận điểm trên cho thấy BTC và XRP đều có ưu điểm, hạn chế và mục đích sử dụng riêng, có thể cùng được ứng dụng trong hệ thống thanh toán.
Theo Coin Republic