Diễn biến thị trường
Ở thời điểm viết bài, Bitcoin (BTC) có giá 29.222 USD, giảm 2,86%. Trong 24 giờ qua, BTC đạt mức cao nhất 30.590 USD, thấp nhất 29.975 USD.
Bitcoin đã giảm 7 tuần liên tiếp trong bối cảnh tình trạng bán tháo diễn ra trên thị trường chứng khoán. Đồng tiền này chưa có sự bứt phá đáng kể. Joe DiPasquale, giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ tiền điện tử BitBull Capital, viết: “Bitcoin đã cố gắng duy trì các mức hỗ trợ mà nó tìm thấy vào tuần trước và thậm chí đã cố gắng bứt phá. Tuy nhiên, 31.000 USD - 32.000 USD vẫn là một mức kháng cự mạnh mà Bitcoin cần phá vỡ để có thể hướng tới mức tăng nhiều hơn".
Nối gót Bitcoin, các altcoin đồng loạt giảm. Trong số các altcoin, Fantom (FTM) có mức tăng nổi bật. Đồng FTM đã có lúc tăng 20%, trước tin đồn rằng nhà phát triển DeFi Andre Cronje có thể sẽ quay trở lại dự án.
- Ether (ETH) đạt 1.982 USD, giảm 2,04%.
- BNB đạt 323,7 USD, tăng 1,97%
- Ripple (XRP) có giá 0,4 USD, giảm 2,15%
- Cardano (ADA) đạt 0,51 USD, giảm 3,79%
- Solana (SOL) đạt 49,61 USD, giảm 4,48%
- Avalanche (AVAX) đạt 29,41 USD, giảm 4,94%
- Polkadot (DOT) đạt 10,01 USD, giảm 0,08%
Phân tích kỹ thuật
Bitcoin đã giao dịch trong một phạm vi hẹp từ 28.500 đến 30.000 USD trong tuần qua. Bất chấp những biến động ngắn hạn, tiền điện tử này đã giữ mức hỗ trợ trên 27.000 USD.
Các tín hiệu về động lượng đang được cải thiện trên biểu đồ hàng ngày, tương tự như những gì xảy ra vào cuối tháng 2 và cuối tháng 3. Hơn nữa, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) trên biểu đồ hàng ngày tiếp tục tăng từ mức quá bán, điều này có thể báo hiệu một sự phục hồi về giá.
Tuy nhiên, chỉ báo RSI hàng ngày sẽ cần phải tăng lên trên 50 để xác định xem đà phục hồi có duy trì được sức mạnh hay không. Trên biểu đồ hàng tuần, chỉ số RSI ở mức quá bán nhất kể từ tháng 3/2020 và các tín hiệu động lượng vẫn có phần tiêu cực. Điều đó cho thấy đà tăng có thể bị hạn chế ở vùng kháng cự 33.000 USD - 35.000 USD.
Theo CoinMarketCap, CoinDesk
Biểu đồ tuần của Bitcoin biểu thị ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, RSI. Ảnh: CoinDesk, TradingVie