Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng blockchain cho phép trao đổi giá trị trên toàn cầu bằng tiền điện tử gốc của nó, Ether (ETH), mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của bên thứ ba. Tuy nhiên, Ethereum còn có thể làm được nhiều hơn thế.

Ethereum được thiết kế để tăng cường tiện ích của tiền điện tử bằng cách cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng của riêng họ. Không giống như các ứng dụng truyền thống, các ứng dụng dựa trên Ethereum được gọi là “ứng dụng phi tập trung” hoặc dApps, tự triển khai và hoạt động nhờ các hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh tạo nên nền tảng của tất cả các dApp trên Ethereum, cũng như tất cả các dApp trên các nền tảng blockchain khác.

Ethereum được thành lập vào năm 2013 bởi chàng lập trình viên trẻ Vitalik Buterin và những nhà sáng lập khác như Gavin Wood, Charles Hoskinson, Anthony Di Iorio và Joseph Lubin. Vào năm 2014, đội ngũ bắt đầu phát triển nền tảng và huy động vốn từ cộng đồng. Ngày 30/7/2015 mạng lưới chính thức hoạt động, đánh dấu sự ra đời của một trong những blockchain quan trọng nhất trong hệ sinh thái tiền điện tử.

Website: https://ethereum.org/en/

Điểm nổi bật của Ethereum

Mạng lưới node của Ethereum

Giống như Bitcoin, blockchain Ethereum cũng có mạng lưới toàn cầu gồm hơn 2,4 triệu máy tính được gọi là “node” có nhiệm vụ duy trì hồ sơ giao dịch, chứa các thông tin như tài khoản người dùng, mã hợp đồng thông minh, trạng thái hợp đồng thông minh, ether và gas,... Bất kỳ ai cũng có thể chạy một node Ethereum và tham gia xác thực mạng, miễn là họ có thiết bị, kiến ​​thức và thời gian phù hợp để thực hiện.

Có ba loại node chính hoạt động trên mạng Ethereum:

  • Full node: Các node này sao chép và xác minh tất cả các giao dịch trên Ethereum, cũng như thực hiện các hướng dẫn hợp đồng thông minh được gọi là mã opcode. Các full node không phải miner (thợ đào).
  • Light node: Những node này chỉ duy trì một phần hồ sơ của blockchain và yêu cầu phần còn lại của dữ liệu từ các full node. Như cái tên của nó, các node này có thể chạy trên các thiết bị nhẹ hơn như điện thoại di động và không cần hoạt động 24/7.
  • Full archive node: Các node này lưu trữ toàn bộ lịch sử của Ethereum và được sử dụng cho các công cụ như block explorer.

Khai thác Ethereum

Ethereum, giống như Bitcoin, hiện đang sử dụng giao thức đồng thuận proof-of-work (PoW). Ethereum dựa vào các thợ đào để khai thác các khối mới dùng để lưu trữ thông tin giao dịch và các dữ liệu khác, bằng cách tìm ra lời giải thông qua thuật toán - Ethash. Các thợ đào cạnh tranh bằng cách sử dụng thiết bị chuyên dụng để giành cơ hội trở thành người thêm khối mới vào chuỗi và nhận phần thưởng khối, cũng như phí giao dịch (từ các giao dịch họ thêm vào khối).

Phần thưởng khối là các đồng Ether mới được tạo ra khi mỗi khối mới được khai thác và trao cho thợ đào vì những nỗ lực của họ. Sau khi một khối được thêm vào chuỗi, phần còn lại của mạng khai thác sẽ xác minh khối đó. Các full node sau đó sẽ lưu hồ sơ dữ liệu cuối cùng.

Phí gas trên Ethereum

Ether (ETH) là token gốc của Ethereum, hoạt động như “nhiên liệu” chính cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trên blockchain.  Phí gas là một lượng ETH cần thiết để thực hiện một chức năng nhất định trên Ethereum, như giao dịch tiền điện tử, tương tác với các ứng dụng phi tập trung,... Để tìm hiểu kỹ hơn về cách tính và mẹo giảm phí gas, tham khảo bài viết tại đây.

Các tiêu chuẩn token Ethereum

Tiêu chuẩn token Ethereum là bản thiết kế để tạo token tương thích với mạng Ethereum. Các tiêu chuẩn token được phát minh bởi các nhà phát triển Ethereum để giúp tạo ra các loại tiền điện tử mới dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.

Ba tiêu chuẩn thường được sử dụng trên Ethereum gồm:

  • ERC-20: Để tạo các token có thể thay thế có các đặc tính tương tự như Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.
  • ERC-721: Để tạo các mã thông báo không thể thay thế như NFT.
  • ERC-1155: Một tiêu chuẩn đa token được sử dụng để tạo các token có thể thay thế, không thể thay thế và bán thay thế được (semi-fungible).

Các tổ chức chính hỗ trợ hoạt động của mạng lưới Ethereum

Ethereum Foundation (EF), ra đời từ năm 2014, là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ Ethereum và các công nghệ liên quan có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Enterprise Ethereum Alliance (EEA) là một nhóm gồm hơn các công ty thuộc Fortune 500 như Intel, Microsoft, JP Morgan, cùng hợp tác để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ Ethereum như một tiêu chuẩn mở để trao quyền cho tất cả các doanh nghiệp.

Consensys là một công ty công nghệ phần mềm blockchain được thành lập bởi Joseph Lubin với trụ sở chính tại Brooklyn, New York. Đối với Ethereum, Consensys giống như nơi ươm mầm cho các dự án chạy trên nền tảng của mình.

Thông tin chi tiết về ETH Token

Key Metrics ETH Token

  • Token Name: Ethereum
  • Ticker: ETH
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: 0x64ff637fb478863b7468bc97d30a5bf3a428a1fd
  • Loại token: Tiện ích
  • Tổng cung: Không giới hạn
  • Cung lưu thông: 120.992.553 ETH

Phân bổ ETH Token

Đội ngũ phát triển đã pre-mine hơn 72 triệu ETH và phân bổ như sau:

  • Đội ngũ phát triển Ethereum nắm giữ 12 triệu ETH.
  • Phần còn lại bán cho nhà đầu tư thông qua ICO.

ETH Token dùng để làm gì?

  • Hoán đổi, giao dịch
  • Tương tác với các ứng dụng phi tập trung
  • Tạo hợp đồng thông minh
  • Mint NFT
  • Vay, cho vay và kiếm lãi từ ETH và các token khác được hỗ trợ bởi ETH

Cách kiếm và sở hữu ETH Token

  • Trở thành thợ đào để nhận phần thưởng khối. Tuy nhiên cách này đòi hỏi bạn phải đầu tư thiết bị, thời gian và trang bị kiến thức.
  • Mua ETH trên các sàn giao dịch hỗ trợ
  • Gửi ETH vào nền tảng cho vay để nhận lãi suất được trả bằng ETH (ví dụ như Venus Protocol trên BNB Chain)

Sàn giao dịch ETH Token

Bạn có thể mua ETH trên hầu hết các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, FTX, Huobi, Gate.io, Kraken,...

Roadmap & Updates

Khi Ethereum lần đầu tiên đặt nền móng cho nền tảng phi tập trung mới, nó đã thu hút người dùng với các hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tăng vọt khiến mạng tiêu tốn nhiều năng lượng và đẩy phí gas cao ngất ngưởng, kéo theo tình trạng tắc nghẽn mạng, thời gian giao dịch lâu và kích thước blockchain lớn. Đây là những vấn đề không hiếm gặp với cơ chế đồng thuận PoW mà Ethereum sử dụng.

Đối mặt với những đối thủ đáng gờm như Solana hay Avalanche, Ethereum buộc phải thay đổi để bắt đầu kỷ nguyên Ethereum 2.0. Nâng cấp “The Merge” với mục tiêu chuyển từ cơ chế PoW sang PoS, bổ sung giải pháp sharding, là một trong những sự kiện được mong đợi nhất của Ethereum.

Một trong những nhà phát triển chính của Ethereum, Tim Beiko, đã thông báo rằng mạng lưới này sẽ thử nghiệm nâng cấp “The Merge” trên testnet chính của mình là Ropsten vào ngày 8/6/2022.

Ngoài ra, Preston Van Loon, một nhà phát triển cốt lõi của mạng Ethereum, cho biết The Merge có thể diễn ra vào tháng 8 nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác Ethereum

Đội ngũ dự án Ethereum

Ethereum được thành lập bởi Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Lorio, Amir Chetrit, Charles Hoskinson, Gavin Wood, Jeffrey Wilcke, Joseph Lubin.

Nhà đầu tư & Đối tác của Ethereum

Như đã đề cập ở trên hơn 100 công ty lớn đã tham gia vào mạng lưới EEA, thúc đẩy việc sử dụng Ethereum ở cấp doanh nghiệp.

Hệ sinh thái Ethereum: 

Có nên đầu tư vào Ethereum?

Về dự án: Ethereum tạo ra một thay đổi lớn trong lĩnh vực blockchain bằng việc giới thiệu hợp đồng thông minh, mang đến nền tảng hữu ích cho các dự án tiền điện tử và dApp khác nhau. Ethereum cũng được hỗ trợ bởi các công ty Fortune 500 – một bằng chứng cho thấy nó là trung tâm của công nghệ blockchain. TVL của Ethereum hiện đứng đầu, trị giá 71,22 tỷ USD.

Về token: Ether (ETH) là tiền điện tử lớn thứ hai về vốn hóa thị trường. Xét đến quy mô và tầm quan trọng của dự án, ETH là token có nhiều tiềm năng để đầu tư dài hạn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về Ethereum và ETH token, bạn nghĩ thế nào về dự án này? Mong rằng bài viết cung cấp cho bạn đọc những điều bổ ích để rút ra nhận định cho riêng mình. Hãy cùng theo dõi chúng mình qua Fanpage coinx3 để cập nhật thông tin mới về dự án trong tương lại nhé.