PrivacyHQ, công ty tư vấn bảo mật dữ liệu, đã khảo sát hơn 1.000 người Mỹ về cách họ bảo vệ NFT của mình. Kết quả là có tới 9 trên 10 nhà đầu tư từng là nạn nhận của một vụ lừa đảo NFT. Chưa đến một nửa số người được hỏi cảm thấy an tâm về NFT của họ, trong khi gần 15% vẫn thấy bất an, bất chấp các biện pháp bảo vệ tài sản.
Theo nghiên cứu, 67,3% chủ sở hữu NFT sử dụng mật khẩu phức tạp, 65,2% có xác thực hai lớp và 55,3% giữ mật mã khôi phục ở nơi an toàn. Hơn nữa, một trong ba người được hỏi luôn sao lưu NFT của họ hàng ngày.
Trò lừa đảo phổ biến nhất là nhà cung cấp NFT đóng cửa (44,8%), tiếp theo là dự án NFT đột ngột biến mất, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư (43,8%). 43,3% người gặp phải thị trường NFT giả mạo, trong khi 41,8% tham gia vào chương trình tặng NFT giả.
Chỉ một trong số 10 người chưa bao giờ trải qua một vụ lừa đảo. Hai trên ba chủ sở hữu NFT thừa nhận từng sợ hãi và phải bán NFT. Tuy nhiên, 48.9% nạn nhân có thể lấy lại toàn bộ những gì họ đã mất. 43% lấy lại được một phần và 8,1% không thể khôi phục.
Ví NFT được ưa chuộng nhất
Trung bình, người tham gia khảo sát đầu tư khoảng 623 USD vào NFT. MetaMask là sự lựa chọn hàng đầu để lưu trữ NFT, đồng thời là ví duy nhất được 52,8% người sử dụng. Theo sau là Math Wallet (49,9%), Trust Wallet, AlphaWallet và Coinbase Wallet đều được 46,8% người dùng tín nhiệm. Trong đó, Coinbase Wallet dẫn đầu về tổng vốn đầu tư vào NFT, với trung bình 675 USD.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy an tâm khi dùng các loại ví trên. Dù MetaMask khiến người dùng yên tâm hơn những ví khác, chỉ 63,8% cảm thấy khoản đầu tư của họ an toàn khi dùng nó.
Khi được hỏi về loại ví được ưa chuộng, 75,5% chọn ví trên máy tính để bàn, 63,2% sử dụng ví trên thiết bị di động. Ngoài ra, 56,7% người cho rằng lưu trữ đám mây đóng vai trò quan trọng, trong khi 26% coi khả năng tương thích chuỗi chéo là một tính năng chính.
Theo Cryptoslate