Theo sát Coinbase là các sàn như Gemini, Binance và Bitstamp. Đáng chú ý, chỉ có bốn sàn giao dịch này được xếp hạng AA, có nghĩa là ít rủi ro nhất. 11 sàn giao dịch khác được xếp hạng A, 27 sàn hạng BB và 37 sàn hạng B.
Báo cáo tiết lộ rằng 4 sàn giao dịch hàng đầu không chỉ an toàn nhất mà còn chịu trách nhiệm về phần lớn các giao dịch trong ngành tiền điện tử. Các sàn này chiếm khoảng 96% tất cả các giao dịch được thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022.
Ngoài ra, số lượng sàn giao dịch hàng đầu đã giảm trong những tháng qua. Nghiên cứu giải thích: “Do các tiêu chuẩn khắt khe hơn, chỉ có 78 sàn giao dịch lọt top cao so với 87 sàn vào tháng 8/2021 và 84 vào tháng 2/2021. Trong khi đó, 15 sàn giao dịch đạt tiêu chuẩn AA-A so với 9 sàn hồi tháng 8/2021”.
Các cơ quan quản lý trên thế giới đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực tiền điện tử do sự phát triển vượt bậc của ngành trong năm qua. Đổi lại, điều này thúc đẩy các cơ quan tăng cường giám sát. Các sàn giao dịch đã phản ứng tích cực với động thái này, vì nhiều sàn đã “cải thiện quy trình về chính sách bảo mật, quản lý rủi ro và KYC”.
Theo báo cáo, 99% các sàn giao dịch được khảo sát hiện đang triển khai hệ thống xác thực hai lớp, nhằm bảo vệ quỹ tiền của người dùng tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều sàn sở hữu giấy phép giao dịch hoặc MSB.
Tuy nhiên, CryptoCompare kết luận rằng các sàn giao dịch phải gánh chịu nhiều tác động chính trị hơn khi tiền điện tử trở nên ngày một phổ biến. Ví dụ như một số công ty tiền điện tử buộc phải khóa tài khoản của công dân Nga trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine diễn ra căng thẳng.
Theo Cryptoslate