Theo một nguồn tin cậy, trích dẫn từ báo CNBC, quỹ Alameda của cựu CEO Sam Bankman-Fried đã tự ý lấy hàng tỷ USD trong quỹ tiền của sàn FTX. Bản thân sàn FTX cũng không lường trước được việc Binance đã sớm nghi ngờ và thông báo xả token FTT khiến khách hàng sẽ ồ ạt rút tiền , dẫn tới khủng hoảng thanh khoản và phá sản.
Trước đó, FTX đã dùng quỹ từ Alameda để “bao che” cho việc này, do vậy mà các tài sản tiền điện tử trong bảng cân đối kế toán của quỹ đều được giữ nguyên, tránh đánh động tới các bên. Và thay vì sử dụng các nền tảng cho vay, quỹ lại sử dụng tiền gửi của khách hàng.
Đáng nói, quá trình này đều không được thông báo tới người dùng. Theo luật chứng khoán Hoa Kỳ, nếu không có sự chấp thuận từ khách hàng, đây bị coi là hành động trái pháp luật. Bên cạnh đó, quỹ còn vi phạm một số điều khoản của chính sàn FTX, tuy vị cựu CEO vẫn chưa lên tiếng đối với cáo buộc này, nhưng với những chi tiết trong đơn phá sản, có thể thấy nguyên do chính đều quy về một mối - giao dịch đòn bẩy thua lỗ.
Chỉ trong một tuần, FTX từ định giá 32 tỷ đô đã “về mo” và buộc phải nộp đơn xin bảo trợ phá sản. Kể từ khi sự kiện này diễn ra, mọi giao dịch và nạp rút đã bị đóng băng hoàn toàn.
Sàn FTX có một mạng lưới đòn bẩy và giao dịch margin cực kỳ phức tạp. Tính năng giao dịch Spot Margin cho phép người dùng mượn tiền từ người khác trên nền tảng và nhận được lợi suất từ đó. Tuy nhiên, mỗi khi quá trình này diễn ra, FTX sẽ khấu trừ lượng tài sản cần thiết để giữ cho số tiền trong ví khớp với số tiền gửi của khách hàng, chính vì thế, vô hình chung khiến thậm hụt nợ trở nên nghiêm trọng hơn. Lợi dụng được lỗ hổng này, Alameda đã tự ý “mượn” tiền và duy trì hình thức này trong một thời gian dài cho đến khi mọi chuyện vỡ lở.
Hiện FTX cùng Sam Bankman-Fried đang bị pháp luật điều tra, mới nhất là từ cơ quan thực thi pháp luật Bahamas.
Theo nhiều nguồn tin, ba cựu giám đốc của FTX cùng CEO Alameda Research Caroline Ellison đang tìm cách trốn chạy đến Dubai tị nạn nơi không có bất kỳ ràng buộc pháp lý nào. Kế hoạch được thực hiện dựa trên giả định rằng Hoa Kỳ không có bất kỳ hiệp ước dẫn độ nào với UAE, các quốc gia đã ký một hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (MLAT) vào ngày 24/02/2022, để chống lại tội phạm.
Hoa Kỳ và UAE ký hiệp ước song phương. Nguồn: justice.gov
Xem thêm Video:
Theo CNBC và Cointelegraph