Theo Chainalysis, số liệu cho thấy các vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử đã tăng 81% (2021) so với năm 2020, lên tới 7,7 tỷ đô.
Nguồn: Chainalysis
Những con số khổng lồ này không nằm ngoài dự đoán, khả năng là do các Rug Pull, hiện đang khá phổ biến trong hệ sinh thái DeFi gây ra. Theo báo cáo của Chainalysis, Rug Pull chiếm tới 37% tổng doanh thu bị scam của năm 2021, lên tới 2,8 tỷ đô.
Rug Pull là một thuật ngữ đề cập đến hành động rút toàn bộ vốn của các nhà đầu tư và bỏ trốn. Đội ngũ phát triển sẽ xây dựng cũng như tiếp thị dự án của mình và một khi trader bị lôi kéo giao dịch thành công, các nhà đầu tư lớn sẽ rút vốn từ pool thanh khoản, làm giá trị của token bị giảm, sau đó những nhà đầu tư khác với tâm lý lo sợ sẽ tiếp tục rút vốn của họ làm cho giá trị của token giảm sâu hơn nữa. Cuối cùng, pool thanh khoản sẽ bị rút cạn và giá trị token về 0.
Ví dụ như dự án Squid Game, lấy cảm hứng từ bộ phim nổi tiếng trên Netflix, là một vụ Rug Pull điển hình. Các nhà phát triển đã thu được 3,4 triệu đô sau khi bơm và xả thành công, khiến hàng loạt các nhà đầu tư mất trắng.
Nguồn: Chainalysis
Một trong những vụ Rug Pull gây rúng động thị trường có liên quan tới Thodex, một sàn giao dịch tập trung của Thổ Nhĩ Kỳ. CEO của sàn được cho là đã “cao chạy xa bay” cùng với tất cả tài sản trong lưu ký của Thodex ngay sau khi sàn giao dịch cho dừng lệnh rút tiền của người dùng.
Đa số các vụ Rug Pull đều diễn ra trong hệ sinh thái DeFi, tuy nhiên có một dự án nằm ngoài nó, tên là AnubisDAO, dự án memecoin này đã làm “bốc hơi” 58 triệu đô chỉ trong vòng 24 giờ.
Về mặt tích cực, số lượng tiền gửi đến các địa chỉ scam đã giảm từ 10,7 triệu xuống còn 4,1 triệu đô. Chainalysis cho rằng các nhà đầu tư cá nhân cũng đã tỉnh táo hơn trong việc đầu cơ. Tuy nhiên, đối mặt với khả năng bị giám sát và truy tố cao hơn, các scammer tiếp tục trở nên tinh vi và sáng tạo hơn trong thủ đoạn bòn rút tiền bất hợp pháp. Một báo cáo gần đây của Tenable đã phát hiện ra rằng các scammer đã hack các tài khoản YouTube hợp pháp để quảng cáo tặng tiền điện tử.
Các scammer thường sử dụng các cảnh quay có sẵn của những người nổi tiếng trong ngành như Vitalik Buterin, Charles Hoskinson và Michael Saylor. Elon Musk, CEO của Tesla cũng là một “gương mặt vàng” đối với cộng đồng scammer, chúng thường chạy quảng cáo video của ông dưới dạng “tỷ phú tặng tiền điện tử miễn phí” trên rất nhiều nền tảng khác nhau. Những vụ scam này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tiền điện tử khó trở thành loại tiền chính thống.
Nguồn: Ambcrypto